Trà xanh Thái Nguyên được người tiêu dùng coi trọng và đánh giá rất cao về chất lượng. Hương vị, màu nước, cánh chè và bã chè được cảm nhận thông quá cách nhìn, nếm thử của thị giác, vị giác, khứu giác và cảm giác. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại phát hiện những tính chất cảm quan này của trà đều có cơ sở. Đó là xuất phát từ những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong búp chè, lá chè.
Khi uống trà, chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc trong lá chè , trong búp chè có những chất dinh dưỡng gì? Búp chè là đoạn non của một cành riêng biệt. Phần búp này được hình thành từ mầm dinh dưỡng. Thường được thu hái theo tiêu chuẩn 1 tôm, 2 lá/ 3 lá. Đây là nguyên liệu để chế biến các loại trà Thái Nguyên trên thị trường hiện nay. Lá chè mọc ở nhiều cành khác nhau. Mỗi đốt chè thì sẽ mọc 1 lá.
Các thành phần dinh dưỡng này về mặt khoa học, chúng chính là đặc tính sinh hóa của chè. Các chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung nhiều nhất ở búp chè và lá chè. Cụ thể là:
Tanin
Tanin (theotanin) là thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm chất của chè. Tanin hay còn được gọi là hợp chất Fenol – hỗn hợp phức tạp của nhiều chất hữu cơ. Trong đó, 90% là các dạng chất catechin. Tỉ lệ Tanin trong chè nhiều hay ít khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện tự nhiên cũng như cách chăm sóc.
Thông thường, chè có hàm lượng Tanin cao thì chất lượng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo tỷ lệ tích đáng giữa các hoạt chất khác.
Tác dụng của chất tanin trong trà xanh với cơ thể: giúp cầm máu, tăng sức đề kháng của thành huyết quản. Hơn nữa, còn tăng cường đồng hóa và tích lũy vitamin C trong cơ thể.
Ancaloit
Ancaloit là hợp chất không màu, có vị đắng, kích thích đầu lưỡi khi uống. Khi mới uống ngụm trà đầu tiên ta có cảm giác hơi đắng ở đầu lưỡi. Ancaloit trong chè có nhiều loại. Nhưng nhiều nhất chính là cafein. Hàm lượng cafein có trong chè xanh chiếm từ 3 – 5% và nhiều hơn ở trong lá cafe từ 2 – 3 lần.
Casein có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho thần kinh tỉnh táo, minh mẫn tạo nên cảm giác tỉnh táo khi làm việc. Kích thích cơ năng hoạt động của tim, có tác dụng lợi tiểu, giảm mệt mỏi, căng thẳng…
Cafein có khả năng kết hợp với tanin trong búp chè. Tạo thành hợp chất tanat cafein có hương vị dễ chịu, thơm ngon ở chén trà xanh Thái Nguyên.
Bài viết liên quan: Tác dụng của chè xanh Thái Nguyên với người bị bệnh xương khớp
Protein và Axit Amin
Protein là một hợp chất phức tạp chứa N, chiếm từ 25 – 30% của búp chè. Trong trà khô Thái Nguyên, Protein kết hợp với chất Tanin có tác dụng điều hòa hương vị của trà. Giúp giảm bớt vị chát trong nước trà. Khi đó trà sẽ dịu đi rất nhiều.
Thông thường, Protein sẽ giúp những búp trà Thái Nguyên dễ võ xoăn hơn. Khi xao khô, búp chè đẹp, cánh nhỏ, thấy hình móc câu rõ ràng.
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học tìm thấy trong búp chè có chứa đến 17 axit amin nâng cao chất lượng của trà khô. Các axit amin này kết hợp với đường và tanin tạo thành andehit có mùi thơm của chè đen và làm cho chè xanh có dư vị tốt hơn. Chén trà sẽ có hương thơm và độ ngọt hậu rất sâu, nước xanh.
3 loại axit amin: theanin (59%), axit glutamic (12%), axit asparaginic (10%) có tác dụng sinh lý tốt cho người sử dụng. Đó cũng là thành phần tạo nên hương vị cho trà.
Gluxit và Pectin
Gluxit hòa tan có nhiều trong lá chè. Tuy ít hơn Glucose không hòa tan nhưng có vai trò rất quan trọng đối với hương vị của chè. Từ đó, tạo nên hương vị thơm khác biệt. Mùi mật ong sẽ dậy lên rõ rệt trong quá trình xao chè trong tôn. Mùi hương này sẽ đọng lại trong chén trà Thái Nguyên khi thưởng thức.
Pectin là một thành phần tham gia vào quá trình tạo hương của trà Thái Nguyên. Pectin làm chè có hương vị của mùi táo chín trong công đoạn làm héo chè. Pectin cũng có tác động nhỏ làm cho cánh chè dễ xoăn lại hơn, trà khô mềm, gọn, đẹp cánh.
Tuy nhiên, Pectin lại ảnh hưởng không tốt đến quá trình bảo quản do dễ hút ẩm. Vì thế, trà khô Thái Nguyên kể cả đóng gói hút chân không để lâu, hương vị, màu nước cũng phần nào bị mất đi. Nếu bạn muốn thưởng thức chuẩn vị trà mới, ngon, hãy lựa chọn kỹ trước khi mua hàng. Ưu tiên chọn trà vừa thu hái, xao khô, đóng gói thì sẽ được thưởng thức những hương vị thơm ngon nhất.
Nước
Trong búp chè tươi, hàm lượng nước chiếm tỉ lệ rất cao, thường từ 75 – 82%. Búp chè mọng nước, tươi xanh thì khi xao khô, chất lượng cũng tốt Tuy khiên, khâu thu hái, vận chuyển, bảo quản phải cẩn thận. Không để bị dập nát,gãy sẽ mất đi lượng nước. Tất cả những sai sót này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của ấm trà ngon, đậm vị.
Diệp lục và các sắc tố khác
Diệp lục tố, carotin và xantofin cũng được tìm thấy trong búp chè. Tuy nhiên, diệp lục tố lại khiến cho sản phẩm có mùi hơi hăng, vị ngai ngái. Các thành phần này thay đổi theo giống, mùa vụ và kỹ thuật canh tác, chăm sóc.
Dầu thơm
Dầu thơm chỉ chiếm một phần nhỏ trong búp chè về hàm lượng. Và ở những nơi có địa hình cao sẽ nhiều dầu thơm hơn. Búp chè quá non thì sẽ chứa rất ít dầu thơm. Lựa chọn thời điểm chính xác khi hái chè để dầu thơm ở giai đoạn nhiều nhất.
Dầu thơm mang hương thơm thuần khiết của tự nhiên, làm tăng hương vị của búp trà trong quá trình chế biến.
Khi dùng trà, dầu thơm này cũng có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương minh mẫn, thoải mái, dễ chịu. Nâng cao hiệu suất làm việc, hoạt động.
Vitamin
Trong búp chè xanh Thái Nguyên có 2 nhóm vitamin: vitamin tan trong chất béo và vitamin tan trong nước. Bao gồm: vitamin A, D, F, E, B, C… Trong đó, vitamin C là chủ yếu. Hàm lượng vitamin C trong chè Thái Nguyên cao gấp 3 – 4 lần trong cam chanh. Vì vậy hãy uống trà xanh mỗi ngày để có một làn da đẹp.
Trong quá trình chế biến trà xanh Thái Nguyên, quá trình lên men và sấy khô đã làm giảm bớt hàm lượng vitamin C.
Men
Men là thành phần quan trọng trong quá trình sinh trưởng và chế biến chè. Men sẽ quyết định chiều hướng biến đổi sinh hóa của chè qua các công đoạn: làm héo, vò chè, lên men. Nếu như chè không diệt men thì thu được chè đen. Còn chè diệt men thì thu được chè xanh và được ra thành phẩm chè xanh Thái Nguyên.
Tro
Tro cũng được phân thành 2 loại tro hòa tan và không hòa tan trong nước. Ở chè tươi, hàm lượng tro chiếm ít hơn so với chè khô, chiếm từ.
Theo các tài liệu nghiên cứu, chè có chứa ít tro thì sẽ có chất lượng tốt và ngược lại tro nhiều hơn thì cho ra chất lượng ít hơn.
Nói chung
Đặc điểm về thành phần sinh hóa trong búp chè sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố: giống cây trồng, tuổi cây chè, điều kiện tự nhiên, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch rồi đến khâu chế biến.
Với những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện tưới tiêu và kỹ thuật canh tác truyền thống lâu đời của người dân. Các sản phẩm trà khô đóng gói của vườn chè Tân Cương Thái Nguyên luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất. Cây chè được chăm sóc theo hướng an toàn sinh học, thu hái, chế biến thủ công. Hương vị, màu nước, cánh chè và bã chè đều đạt tiêu chuẩn.