Trà xanh được coi là một thức uống vàng, có rất nhiều tác dụng như giải độc, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp. Tuy nhiên nếu chúng ta uống trà sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe. Sau đây là 9 sai lầm phổ biến khi uống trà bạn cần phải bỏ ngay.
1.Uống trà khi bụng đói
Khi bụng đói mà uống trà sẽ làm mất cân bằng của các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, dẫn tới làm gián đoạn hệ thống trao đổi chất của cơ thể. Uống trà khi đói bụng sẽ khiến chức năng thận hoạt động quá tải, từ đó dẫn đến các triệu chứng tiểu rắt, chóng mặt, chân tay run, kích thích niêm mạc dạ dày, quay cuồng như bị say trà và buồn nôn.
2.Uống trà vào lúc sáng sớm
Trà có tác dụng đào thải nước ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước. Vì vậy, việc uống trà vào lúc sáng sớm chỉ khiến cơ thể càng mất nhiều nước hơn, thậm chí còn gây chuột rút.
3.Uống trà quá đặc
Trong trà xanh có chứa một lượng cafein, tanin-những chất có tính kích thích rất mạnh. Việc uống trà quá đặc sẽ khiến bạn bị đau đầu chóng mặt và nếu dùng lâu dài sẽ gây những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe.
4.Uống trà sau bữa ăn
Nước trà có thể làm loãng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Ngoài ra, chất nanin trong trà khi kết hợp với thức ăn sẽ tạo nên những chất khó tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón và tích trữ những chất có hại cho cơ thể. Nếu duy trì thói quen này lâu sẽ gây cho bạn bị thiếu hụt sắt và thiếu máu. Do vậy, bạn nên uống trà sau bữa ăn 1 giờ đồng hồ.
5.Uống trà gần lúc đi ngủ
Trong trà có chứa một lượng lớn cafein có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn. Do vậy các nhà khoa học đã khuyến cáo không nên uống trà quá gần thời điểm đi ngủ để có một giấc ngủ ngon.
6.Uống trà pha đi pha lại nhiều lần
Trà pha đị pha lại nhiều lần nước sẽ làm giảm đi chất lượng và độ ngon của trà mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu pha đi pha lại nhiều lần, trà sẽ sản sinh ra các chất độc hại đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn chỉ nên uống trà ở nước thứ 3-4 sau đó thay trà mới.
7. Uống trà đã để qua đêm
Các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng pha trà để quá lâu (qua đêm) sẽ bị mất các vitamin và các chất dinh dưỡng. Trà để lâu sẽ chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, các chất thơm ngon trong trà…sản sinh ra các chất độc hại. Ngoài ra, trà pha xong để qua đêm sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây hại cho đường ruột và các bệnh về tiêu hóa.
8.Uống thuốc tây bằng nước trà
Trong thuốc tây có nhiều thành phần và các dược tính khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu cho thấy trong lá trà có chứa tanin, theophyline- đó là những chất gây ra các phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy nếu dùng trà để uống thuốc an thần,thuốc ngủ và thuốc bổ máu có chứa sắt sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
9.Uống trà khi bạn bị mắc một số bệnh sau
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, người bị mắc chứng bệnh loạn nhịp tim, người bị thiếu máu, người bị bệnh gan, người bị táo bón… tuyệt đối không nên uống trà, vì các chất trong trà kích thích các căn bệnh đó trở nên tồi tệ hơn.