Uống trà mang đến rất nhiều lợi ích tốt sức khỏe. Tuy nhiên, uống trà nhiều có tốt không? Nếu biết rõ câu trả lời, bạn sẽ không lạm dụng thức uống này.
Trà là một trong những thức uống quen thuộc được rất nhiều người yêu thích với các loại đặc trưng như:
- Hồng trà, còn gọi là trà đen
- Trà xanh Thái Nguyên
- Trà ô long
Theo y học cổ truyền, tác dụng của trà có khả năng phòng ngừa một số bệnh mãn tính như:
- Ung thư
- Đái tháo đường (tiểu đường)
- Các bệnh về tim
- Béo phì
Chính vì vậy, không ít người tin rằng họ có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách tập thói quen uống trà thường xuyên. Tuy nhiên, liệu rằng uống nhiều trà có tốt không là câu hỏi của rất nhiều người?
Uống trà nhiều có tốt không?
Mặc dù không ít nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của loại đồ uống này nhưng thực tế, uống quá nhiều trà mỗi ngày (quá 3 – 4 ly, tương đương 710 – 950ml) bạn có thể gặp phải tác hại của trà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
9 tác hại của thói quen uống trà nhiều: có thể bạn chưa biết
Theo các nhà nghiên cứu, thói quen uống trà thay nước lọc có nguy cơ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe sau:
1. Giảm khả năng hấp thu sắt
Trong trà Thái Nguyên có hàm lượng tannin dồi dào. Đây là hoạt chất có khả năng tương tác với sắt trong một số loại thực phẩm, khiến cơ thể không thể hấp thụ khoáng chất này. Từ đó, tình trạng thiếu sắt sẽ xảy ra, kèm theo thiếu hụt hồng cầu.
Hàm lượng tannin trong trà có khả năng thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào loại trà và cách bạn pha chế. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng sắt cần thiết, bạn vẫn nên uống ít hơn 710ml trà mỗi ngày.
Thêm vào đó, nếu nồng độ sắt trong cơ thể thấp và trà là món uống ưa thích của bạn, hãy cân nhắc việc thưởng thức nó giữa các bữa ăn trong ngày. Điều này có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tannin đến khả năng hấp thụ sắt một cách tốt nhất.
2. Buồn nôn
Uống nước chè có tốt không? chè Thái Nguyên mang lại rất nhiều lợi ích. Song nếu uống quá nhiều nước chè sẽ bị phản tác dụng.
Một số hợp chất trong trà có thể gây buồn nôn, đặc biệt khi chúng được tiêu thụ với số lượng lớn hoặc bạn uống trà khi bụng đói. Nói rõ hơn, chất tannin trong lá trà có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, từ đó kéo theo các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, cào ruột, buồn nôn…
3. Tăng sự lo lắng, căng thẳng và bồn chồn
Giống với cà phê, lá trà cũng chứa rất nhiều caffeine. Việc tiêu thụ một lượng lớn caffeine có nguy cơ góp phần tạo nên cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc bồn chồn.
Theo nghiên cứu, trong hồng trà có chứa nhiều caffeine hơn trà xanh. Bên cạnh đó, thời gian ngâm lá trà càng lâu, lượng caffeine tiết ra trong ly trà càng nhiều.
Do đó, nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng sau mỗi lần uống trà, hãy hạn chế thói quen này lại để làm giảm triệu chứng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số loại trà thảo mộc không chứa caffeine, chẳng hạn như trà hoa cúc, trà hoa quả…
4. Khó ngủ: tác dụng phụ của thói quen uống trà nhiều
Hàm lượng lớn caffeine trong trà cũng là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ. Điều này xuất phát từ việc caffeine ức chế quá trình sản sinh melatonin, một loại hormone đóng vai trò quyết định chất lượng giấc ngủ.
Chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe về thể chất và tinh thần như:
- Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược thần kinh
- Suy giảm trí nhớ
- Mất khả năng tập trung
- Béo phì
- Kiểm soát lượng đường trong máu kém
Để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn không nên uống trà sau 7h tối.
5. Uống trà nhiều có bị đau đầu không?
Thực tế, trong một số trường hợp, nhiều khi tiêu thụ caffeine với lượng vừa phải có thể giúp bạn xoa dịu một số loại đau đầu. Tuy nhiên nếu lạm dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ gây phản tác dụng.
Theo một số kết quả nghiên cứu, cơ thể liên tục hấp thụ quá nhiều hoạt chất này là yếu tố nguy cơ góp phần bị chứng đau đầu mạn tính.
Tuy vậy, thực tế không phải cơn đau đầu nào cũng bắt nguồn từ việc uống trà quá nhiều. Do đó, nếu bạn hay bị đau đầu và có sở thích uống trà, hãy thử giảm bớt liều lượng hàng ngày một thời gian, đồng thời quan sát các triệu chứng có được cải thiện không.
6. Chóng mặt
So với đau đầu, tình trạng chóng mặt sau khi uống trà ít xảy ra hơn. Tuy vậy, triệu chứng này vẫn được xem là một đáp án cho vấn đề “Uống trà nhiều có tốt không?”.
Đồng thời, bạn có thể bị chóng mặt nếu uống khoảng 1,2 – 2lít trà trong một ngày, tùy vào độ mẫn cảm với caffeine của bạn.
7. Uống trà nhiều dễ gây nghiện caffeine
Caffeine được đánh giá là chất kích thích có khả năng gây nghiện. Vì vậy, nếu có thói quen uống trà hay dùng bất kỳ thức uống nào khác tương tự, bạn rất dễ trở nên lệ thuộc vào hoạt chất này.
Các triệu chứng nghiện caffeine bộc lộ rất rõ ràng khi bạn ngưng tiêu thụ nó, bao gồm đau đầu, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó chịu…
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy chứng nghiện caffeine từ trà có nguy cơ bắt đầu phát triển sau khi bạn uống nhiều trà trong 10 ngày liên tục.
Công dụng của trà không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề uống trà nhiều có tốt không, các chuyên gia đều khuyến nghị bạn nên cân nhắc lượng trà tiêu thụ mỗi ngày nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
ĐỊA CHỈ MUA TRÀ THÁI NGUYÊN NGON
Với môi trường kinh doanh online phát triển hiện nay bạn có thể tìm kiếm các thương hiệu an toàn hơn, một trong những thương hiệu mà bạn dễ tìm thấy đó chính là Trà Tiên Lầu. Để có thể chắc chắn về độ an toàn sản phẩm bạn có thể liên hệ và tìm đến cửa hàng để được tư vấn và thưởng thức trà miễn phí.
Trà Tiên Lầu là một trong những cơ sở cung cấp chè uy tín, chất lượng. Khách hàng nếu có nhu cầu đặt mua hàng hãy liên hệ qua SĐT của chúng tôi: 0968.600.070 hoặc 0982.111.070
• Cam kết Trà của Trà Tiên Lầu KHÔNG chất bảo quản, KHÔNG phẩm màu, KHÔNG chất hóa học, KHÔNG hương liệu.
• Trực tiếp sản xuất trà theo phương pháp thủ công truyền thống.
• Cam kết hoàn toàn tiền 100% nếu không đúng sản phẩm như quảng cáo.
• Chăm sóc tận tình, chu đáo.
• Giao hàng tận nơi, nhanh chóng theo yêu cầu khách hàng.
• Đổi trả trong 7 ngày nếu khách không hài lòng, kể cả bị bóc ra.
Nếu khách hàng ở Thái Nguyên có thể qua trực tiếp cơ sở của Trà Tiên Lầu theo địa chỉ:
Số 407, đường Hoàng Quốc Việt, Trung Thành, Phổ Yên, Thái Nguyên.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách